Nguyên tắc mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật khi tham gia tố tụng hành chính:

Chi tiết sản phẩm

Theo Điều 17 Luật tố tụng hành chính: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác. Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Trong pháp luật tố tụng hành chính, nguyên tắc này thể hiện như sau:

Mọi vụ án hành chính đều được giải quyết theo một trình tự chung là trình tự tố tụng hành chính; quyền và nghĩa vụ quy định cho những tư cách tố tụng cụ thể trong các vụ án khác nhau là như nhau. (Trình tự chung: từ khi khởi kiện, thụ lý, điều tra, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, thi hành án, thủ tục đặc biệt, thủ tục xét xử sơ thẩm đồng thời là chung tẩm trước đây đã bỏ một phần xuất phát từ nguyên nhân này – không đảm bảo sự bình đẳng giữa các đương sự ở những vụ án khác nhau và không đảm bảo quyền kháng cáo của đương sự).

Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ở đây được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tố tụng khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hành chính được pháp luật quy định chứ không phải là quyền và nghĩa vụ nói chung. Tựu trung lại quyền này tập trung vào hai nhóm: quyền bình đẳng trong việc chứng minh: các đương sự khi tham gia vào vụ án đều có quyền đưa ra những lập luận, chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; Các lập luận, chứng cứ mà các bên đương sự đưa ra đều được Toà án xem xét và đánh giá như nhau (việc có sử dụng không? Có căn cứ vào đó để đưa ra quyết định hay không là do giá trị chứng minh của chứng cứ chứ vào thời điểm ban đầu mọi chứng cứ đều được xem xét, đánh giá).

Mặt thể hiện sự bình đẳng thứ hai là bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu, bao gồm yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, yêu cầu triệu tập người làm chứng, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ...

Bình đẳng ở đây (nguyên tắc này) trước hết là sự bình đẳng giữa các bên đương sự (người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan). Bên cạnh đó, sự bình đẳng trong tố tụng còn được đảm bảo cho những người tham gia tố tụng khác (giữa những người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người đại diện và đặc biệt là bình đẳng giữa người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên có quyền lợi đối lập nhau.

Biện pháp bảo đảm thực hiện:

Pháp luật tố tụng hành chính không phải thể hiện được sự bình đẳng giữa các bên đương sự trong các quy định về quyền và nghĩa vụ tố tụng.

Toà án phải công tâm, khách quan khi tiến hành tốtụng. Bởi lẽ, ở đây các đương sự không thể đem đến cho nhau sự bình đẳng mà bình đẳng chỉ được đảm bảo bởi Toà án trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng.

Số điện thoại