Cơ sở pháp lý: Điều 21 Luật Tố tụng hành chính:
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính là tiếng Việt.
Người tham gia tố tụng hành chính có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.
Người tham gia tố tụng hành chính là người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói hoặc người khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng của người khuyết tật để dịch lại.
Việc mời phiên dịch do Toà án quyết định trên cơ sở yêu cầu của người tham gia tố tụng và người thua kiện phải trả chi phí phiên dịch. Đương sự không được phép tự mời người phiên dịch. (ở một sốnước như Mỹ, Newzelan thì được phép) Trong trường hợp Hội đồng xét xử hiểu được ngôn ngữ mà đương sự sử dụng thì cũng phải dịch sang tiếng Việt để đảm bảo khách quan.
Nguyên tắc này đảm bảo cho việc tố tụng được khách quan, đảm bảo cho đương sự có quyền cung cấp chứng cứ, đưa ra các lập luận, lý lẽ đầy đủ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật.