Nguyên tắc xét xử công khai trong tố tụng hành chính

Chi tiết sản phẩm

Cơ sở pháp lý: Điều 16 Luật Tố tụng hành chính

Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án có thể xét xử kín.

Biểu hiện và ý nghĩa: 

Có những phiên toà mà do không đủ điều kiện cho mọi người tham dự (dư luận đặc biệt quan tâm) hoặc nhằm đảm bảo hơn nữa trật tự khi xét xử thì chỉ những người có giấy mời mới được tham dự (trong số đó có nhà báo, các phương tiện truyền tin .v.v.)

Đối với những trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước hoặc bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án không mở phiên toà xét xử công khai mà tiến hành xử kín. Trong những phiên toà này chỉ có Hội đồng xét xử, thư ký, đại diện Viện kiểm sát, đương sự và những người tham gia tố tụng khác (nếu có). Xử kín chỉ áp dụng đối với giai đoạn thẩm vấn và tranh luận, còn khai mạc phiên toà và tuyên án thì vẫn công khai.

Ví du, theo yêu cầu của người khởi kiện, Toà án có thể xử kín đối với vụ án hành chính về việc khiếu kiện hành vi từ chối đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh. Việc xét xử công khai là một trong những phương thức bảo đảm cho nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với đối với hoạt động tư pháp , qua đó tạo ra một áp lực về mặt dư luận xã hội cho hoạt động xét xử, đảm bảo tính dân chủ, khách quan đồng thời việc xét xử công khai còn góp phần nâng cao trình độ, ý thức pháp luật của nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.

 

Số điện thoại