Để hoạt động của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án thể hiện đúng ý đồ của người thực hiện; đảm bảo việc giải quyết vụ án được nhánh chóng và đúng pháp luật, các hoạt động tố tụng cần được thực hiện theo những cách thức và hình thức nhất định.
Đây là một loại thủ tục kéo dài về mặt thời gian, phức tạp về nội dung và có rất nhiều tình tiết phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án làm cho vụ án phát triển theo nhiều hướng khác nhau cũng như có thể làm cho vụ án chấm dức theo nhiều cách thức khác nhau. Ví dụ, thủ tục giải quyết vụ án từ khi thụ lý đến hết giai đoạn phúc thẩm có thể kéo dài hơn 10 tháng; trong quá trình giải quyết vụ án có thể không trải qua giai đoạn xét xử sơ thẩm nhưng vẫn phát sinh giai đoạn phúc thẩm, có thể vụ án chỉ chấm dức tại giai đoạn sơ thẩm, thậm chí là chấm dức tại giai đoạn chẩn bị xét sử sơ thẩm. Vì lẽ đó, thủ tục tố tụng được thiết lập theo từng giai đoạn tố tụng như thủ tục khởi kiện, thủ tục thụ lý, thủ tục xét xử sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm. Ví dụ, thủ tục khởi kiện sẽ quy định cách thức thực hiện việc khởi kiện như đơn kiện, thời hiệu khởi kiện, người khởi kiện, nơi nộp đơn, việc bổ sung, chỉnh sửa đơn kiện, khiếu nại, tố cáo về việc thụ lý hay không thụ lý vụ án…
Bản thân thủ tục tố tụng chỉ đề cập đến những vấn đề cách thức và trình tự thực hiện mà không quy định về nội dung. Tuy nhiên, cách thức và trình tự thực hiện lại gắn liền với những quy định về nội dung, đặc biệt là vấn đề thẩm quyền của chủ thể tiến hành tố tụng. Do đó, những nội dung về thẩm quyền thường được thể hiện bên cạnh những quy định về thủ tục trong các văn bản pháp luật về tố tụng.
Nội dung này dựa theo Giáo trình Luật Tố tụng hành chính của Trường Đại học Luật Tp.Hổ Chí Minh