Khái niệm và ý nghĩa của biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính

  •  Lượt xem: 32
     Đánh giá:
  • Nhằm duy trì trật tự quản lý nhà nước, các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh trong thời gian luật định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc thi hành các đối tượng khiếu kiện nêu trên có thể gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được, ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự và việc thi hành án, pháp luật tố tụng hành chính quy định biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm giải quyết các yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ hoặc bảo đảm việc thi hành án.

     
Chi tiết sản phẩm

1. Khái niệm

Biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là biện pháp pháp lý do Tòa quyết định áp dụng nhằm giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

Một trong những nguyên tắc đặc thù của tố tụng hành chính là tính không trì hoãn của quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Các quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, hành vi hành chính phải được bảo đảm thi hành. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không tự nguyện chấp hành trong khoản thời gian quy định sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không đồng tình với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và khởi kiện ra Tòa án không mặc nhiên làm vô hiệu hóa trách nhiệm thi hành các đối với các đối tượng khiếu kiện này. Biện pháp khẩn cấp tạm thời được pháp luật tố tụng hành chính quy định, ở khía cạnh nhất định, như một biện pháp đối trọng với tính không trì hoãn của các đối tượng khiếu kiện hành chính. Vì thế, biện pháp này chỉ được Tòa án ban hành trong tình trạng “khẩn cấp” và chỉ mang tính “tạm thời”. BPKCTT được Tòa án xem xét và ra quyết định nhanh chóng, có hiệu lực pháp luật ngay và là biện pháp chỉ có hiệu lực trong thời hạn giải quyết vụ án. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải là cách thức để Tòa án giải quyết vụ án, Tòa án áp dụng biện pháp này chỉ nhằm mục đích giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. 

    2. Ý nghĩa của biện pháp khẩn cấp tạm thời

Với mục đích tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc để bảo đảm cho việc thi hành án, BPKCTT có ý nghĩa quan trọng trong tố tụng hành chính.

- Đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Quá trình giải quyết vụ án hành chính trải qua các trình tự, thủ tục khác nhau trong những khoản thời gian nhất định được pháp luật quy định cụ thể. Nhằm bảo đảm trật tự quản lý nhà nước, các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, những người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước phải được thi hành ngay. Việc khởi kiện vụ án hành chính không làm ngừng trệ tính bắt buộc thi hành này. Tuy nhiên, có những quyết định hành chính, hành vi hành chính được thực hiện có thể tác động rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, gây ra thiệt hại không thể khắc phục được như quyết định buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, văn hóa phẩm độc hại; hành vi tháo dỡ công trình xây dựng trái phép…Vì thế, BPKCTT là biện pháp được áp dụng nhằm bảo vệ cấp bách quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục sau này. 

- Đối với hoạt động giải quyết vụ án hành chính

Bên cạnh ý nghĩa đối với đương sự, BPKCTT có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động giải quyết vụ án hành chính. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, có thể xảy ra tình trạng các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện hành động xâm hại, làm sai lệnh chứng cứ trong vụ án hành chính, theo yêu cầu của đương sự, người đại diện của đương sự, Tòa án có thể áp dụng BPKCTT nhằm bảo vệ chứng cứ, qua đó tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án hành chính được thuận lợi, đúng pháp luật.

Ngoài ra, các quyết định hành chính, hành vi hành chính khi thực hiện nếu trái pháp luật và gây ra hậu quả không thể khắc phục được sẽ dẫn đến việc thi hành án gặp khó khăn. Vì thế, BPKCTT được áp dụng sẽ hạn chế hậu quả trên, giúp cho hoạt động thi hành án hành chính được tiến hành thuận lợi. 

 

Số điện thoại